F0 ở Hà Nội vẫn tăng, TP.HCM chưa ghi nhận thêm ca Omicron cộng đồng

Thứ năm - 20/01/2022 20:11
Trái ngược với tình hình dịch ở TP.HCM, số ca mắc tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng liên tiếp tăng cao, chưa có dấu hiệu giảm.
F0 ở Hà Nội vẫn tăng, TP.HCM chưa ghi nhận thêm ca Omicron cộng đồng

Theo Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 19/1 đến 16h ngày 20/1, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 16.715 ca nhiễm mới, trong đó 78 ca nhập cảnh và 16.637 ca ghi nhận trong nước (tăng 701 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 11.796 ca trong cộng đồng).

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.088.295 ca, trong đó có 1.792.107 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.


Hà Nội không có thêm ca tử vong

Ngày 20/1, Hà Nội có 2.884 ca nhiễm. Thành phố này vẫn đứng đầu cả nước về số lượng ca nhiễm. Trong 7 ngày qua, Hà Nội có tổng cộng 20.504 ca, trung bình mỗi ngày tăng 2.929 F0 mới. Số ca mắc tăng cao song trong 24 giờ qua thành phố này không ghi nhận ca tử vong, giảm 4 ca so với ngày trước đó.

So với các địa phương có số mắc tương đương hoặc thậm chí thấp hơn Hà Nội, F0 tử vong ở phành phố này thấp hơn. Từ ngày 29/4/2021 đến nay, Hà Nội đã có tổng cộng 402 trường hợp mắc Covid-19 và qua đời.

Thành phố đã tiêm được tổng cộng 13.923.065 mũi vaccine phòng bệnh Covid-19. Trong đó, tổng số mũi bổ sung đã tiêm là 231.456, mũi nhắc lại là 1.627.932.


Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội trong ngày 19/1, thành phố đang điều trị cho 64.033 người mắc Covid-19.

Các bệnh nhân được phân bổ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (138), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (223), các bệnh viện thuộc Hà Nội (3.448), cơ sở thu dung của thành phố (1.066), cơ sở thu dung cấp quận/huyện (5.436). Ngoài ra, 53.722 F0 đang được theo dõi và cách ly tại nhà.

Thống kê của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cập nhật lần gần nhất ngày 18/1, cho thấy Hà Nội có 1.859 F0 đang điều trị tại các bệnh viện diễn biến nhẹ, không xuất hiện triệu chứng.

Ngoài ra, thành phố đang điều trị cho 2.263 bệnh nhân Covid-19 ở mức độ trung bình, 634 trường hợp diễn biến nặng, nguy kịch (tăng 14,7% so với trung bình 7 ngày trước).

Trong đó, 554 ca phải thở oxy qua mặt nạ, gọng kính, 25 trường hợp thở oxy dòng cao (HFNC), 13 người thở máy không xâm lấn, 42 ca thở máy xâm lấn.

Để hạn chế thiệt hại khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn thành phố, Ban Tuyên giáo Thành ủy đề nghị Sở Y tế Hà Nội tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh, chỉ đạo các cơ sở y tế nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiêm chủng mở rộng; giám sát phát hiện sớm ca bệnh, xử lý kịp thời, giảm tác hại của dịch bệnh.

TP.HCM chưa ghi nhận thêm ca nhiễm Omicron cộng đồng

Sau 2 ngày kể từ khi công bố 3 ca nhiễm biến chủng mới đầu tiên trong cộng đồng, TP.HCM hiện chưa phát hiện thêm ca nhiễm Omicron. Tính đến ngày 20/1, thành phố ghi nhận tổng cộng 68 ca nhiễm Omicron, trong đó 65 ca nhập cảnh, 3 ca cộng đồng.

Tại buổi họp báo định kỳ của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế TP.HCM, đại diện Sở Y tế TP.HCM chưa đưa ra đánh giá nào về nguy cơ lây nhiễm cộng đồng liên quan các F0 nhiễm biến chủng mới.

Qua truy vết, ngành y tế thành phố ghi nhận 11 người liên quan 3 ca Omicron, trong đó, 3 người đã xét nghiệm dương tính và đang chờ kết quả giải mã gene để xác định chủng virus.

Trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, các hoạt động phòng chống dịch của TP.HCM vẫn được duy trì, tăng cường, đặc biệt là trong dịp lễ hội. Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM, thông tin hiện tất cả người đủ điều kiện tiêm vaccine theo quy định của Bộ Y tế tại TP.HCM đã hoàn tất tiêm mũi nhắc lại, mũi bổ sung.

Hiện tại, TP.HCM tiếp tục rà soát, lập danh sách người chưa tiêm và lập danh sách với cả nhóm trẻ em chưa tiêm (trong độ tuổi 5-11) để khi có thông tin từ Bộ Y tế thì sẽ triển khai.

Về chiến dịch bảo vệ người nguy cơ cao, đến nay, TP.HCM đã tiêm vacicne cho 19.957, đạt tỷ lệ 78,1% trong tổng số người thuộc nhóm nguy cơ. Số còn lại là trường hợp nhiễm bệnh, được điều trị tại nhà hoặc cơ sở tập trung. Khi đủ điều kiện, ngành y tế sẽ tư vấn và đưa đội tiêm đến tận nhà.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao

Đà Nẵng là địa phương có số ca nhiễm cao thứ 2 trên cả nước, chỉ say Hà Nội. Một tuần gần đây, Đà Nẵng ghi nhận 657-983 ca mới mỗi ngày, liên tục gia tăng. Trung bình mỗi ngày Đà Nẵng tăng 895 F0 mới.

829/983 ca mắc Covid-19 trong ngày có khả năng lây cho cộng đồng, tập trung ở một số địa phương như Sơn Trà (169 ca), Liên Chiểu (166 ca), Thanh Khê (145 ca), Hải Châu (125 ca), Cẩm Lệ (123 ca), Ngũ Hành Sơn (53 ca), Hòa Vang (48 ca).

Trong ngày, lực lượng chuyên môn xét nghiệm 13.266 lượt người, trong đó xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR là 8.394 lượt, test nhanh 4.917 lượt người.

Đến nay, thành phố đã tiêm 2.137.799 mũi vắc-xin phòng Covid-19, trong đó tiêm mũi 1 cho 980.371 người, mũi 2 cho 959.476 người và mũi 3 cho 198.952 người.

Hiện thành phố có 272 khu vực phong tỏa với 991 hộ (3.844 nhân khẩu), duy trì 8 cơ sở cách ly tập trung, thực hiện cách ly 539 người.

10 tỉnh, thành phố có số lượng ca mắc Covid-19 trung bình cao nhất trong 7 ngày
Nguồn: Bộ Y tế
Nhãn Hà Nội Cà Mau Đà Nẵng Khánh Hòa Bình Phước Bến Tre Hải Phòng Hưng Yên Tây Ninh Quảng Ninh
Số F0 trung bình 7 ngày qua Người 2929 1174 895 615 582 558 545 476 354 321

Trong khi đó, Hải Phòng sau một ngày không ghi nhận ca mắc mới, địa phương tiếp tục tăng nhanh số F0 với 792 ca bệnh. Theo Sở Y tế Hải Phòng, thành phố này đang điều trị cho 17.392 F0; số bệnh nhân nặng, nguy kịch là 115 ca; 40 ca tử vong (3 ca tử vong trong ngày 20/1).

Số ca mắc mới được ghi nhận tại 14/15 quận, huyện. Trong đó, 719 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, 46 ca là F1, 20 trường hợp sàng lọc tại các khu công nghiệp, còn lại là ca test nhanh dương tính.

Tính từ tháng 3/2021 đến nay, các cơ sở y tế của Hải Phòng đã tiêm tổng số 3.711.424 liều vaccine phòng Covid-19.

Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa, từ 17 giờ ngày 19/1 đến 17 giờ ngày 20/1, tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 323 ca mắc mới (giảm 289 ca so với ngày trước đó). Theo đó, tại TP Nha Trang 134 ca, thị xã Ninh Hòa 40 ca, huyện Vạn Ninh 17 ca, huyện Diên Khánh 65 ca, TP. Cam Ranh 31 ca, huyện Khánh Vĩnh 20 ca, huyện Khánh Sơn 7 ca.

Trong số ca mắc mới, có 51 ca ghi nhận trong cộng đồng. Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021), Khánh Hòa ghi nhận 60.605 ca. Toàn tỉnh đã thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên cho 6.365.761 lượt người; RT-PCR cho 1.661.659 lượt người.

Trong ngày, có 252 bệnh nhân mắc Covid-19 đã được công bố khỏi bệnh. Từ ngày 22/7/2021 đến nay, số ca đã khỏi bệnh là 52.559 ca (chiếm 86% số ca mắc), có 254 trường hợp tử vong liên quan Covid-19. Hiện nay, số bệnh nhân đang điều trị là 5.849 người.

Theo báo cáo của Sở Y tế, ngày 20/1, tỉnh Hưng Yên ghi nhận 565 ca F0 (không tính ca nhập cảnh). Cụ thể, huyện Ân Thi có 52 ca, huyện Khoái Châu có 46 ca, huyện Kim Động có 5 ca, huyện Yên Mỹ có 77 ca, huyện Phù Cừ có 42 ca, huyện Tiên Lữ có 55 ca, huyện Văn Lâm có 65 ca, huyện Văn Giang có 98 ca, thị xã Mỹ Hào có 103 ca, thành phố Hưng Yên có 16 ca, 4 ca sàng lọc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên, 2 ca ở cơ sở cách ly Trường đại học Công đoàn - Cơ sở 2 tại huyện Yên Mỹ.

Trong số các ca mắc mới, có 180 ca F0 sàng lọc tại các công ty; 4 ca F0 ghi nhận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên; số F0 còn lại phần lớn ghi nhận ở khu cách ly, khu phong tỏa…

Số ca mắc Covid-19 tại Hưng Yên từ đầu năm 2022 đến nay
Nguồn: Bộ Y tế.
Nhãn 1/1 2/1 3/1 4/1 5/1 6/1 7/1 8/1 9/1 10/1 11/1 12/1 13/1 14/1 15/1 16/1 17/1 18/1 19/1 20/1
Số ca F0 trong ngày người 245 223 285 276 345 397 319 384 410 379 347 270 324 414 335 405 675 374 568 565

Tiêm vaccine xuyên Tết Nguyên đán

Sáng 20/1, tại Hội nghị Triển khai công tác y tế năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát động chiến dịch tiêm chủng mùa xuân từ ngày 1 đến 28/2.

"Tôi đề nghị Bộ Y tế nhanh chóng xây dựng kế hoạch cho chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 mùa xuân năm 2022 gồm các mục tiêu, biện pháp và hướng dẫn cụ thể", ông nói.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Y tế nhanh chóng xem xét công nhận vaccine và các loại thuốc điều trị Covid-19 được sản xuất trong nước theo nguyên tắc giảm thủ tục hành chính, đảm bảo yếu tố khoa học, an toàn và hiệu quả.

Trong ngày 19/1, nước ta có 1.060.059 liều vaccine được tiêm. Như vậy, tổng số liều đã được tiêm là 172.714.400 liều, trong đó tiêm mũi một là 78.789.865 liều, tiêm mũi 2 là 73.308.371 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 20.616.164 liều.

Số liệu tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 tại Việt Nam 7 ngày qua
Nguồn: Bộ Y tế
Nhãn 13/1 14/1 15/1 16/1 17/1 18/1 19/1
Số mũi tiêm Mũi 15049601 16258033 17087867 17904255 18804341 19979632 20616164

Tỷ lệ bao phủ ít nhất một liều vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên đạt 100%. Tỷ lệ này với số lượng đã tiêm đủ liều cơ bản đạt 93,4% và tỷ lệ tiêm liều nhắc lại là 13,1%. Dự kiến, Việt Nam hoàn thành tiêm phủ 3 mũi vaccine vào cuối quý I/2022.

Theo báo cáo Tổng kết công tác y tế năm 2021 và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2022, Bộ Y tế cho biết đã đề xuất và xin ý kiến chỉ đạo từ Bộ Chính trị về việc tiêm vaccine Covid-19 cho đối tượng từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng xin ý kiến cho phép mua 21,9 triệu liều vaccine phòng Covid-19 của Pfizer để có thể triển khai tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, chấp nhận khả năng dư thừa vaccine.

Cũng tại hội nghị này, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết mục tiêu được ưu tiên hàng đầu trong năm 2022 là tiếp tục tập trung cao nhất cho việc phòng, chống dịch Covid-19.

Một trong những giải pháp chủ yếu của Bộ Y tế là tiếp tục triển khai các kịch bản phòng, chống dịch Covid-19 theo 4 cấp độ. Đáng chú ý, khi tỷ lệ bao phủ vaccine cao, Bộ Y tế sẽ điều chỉnh các tiêu chính đánh giá cấp độ dịch từ kiểm soát tỷ lệ ca mắc mới trong cộng đồng sang kiểm soát tỷ lệ người mắc Covid-19 được phân loại nguy cơ cao và rất cao.

Khi xuất hiện biến chủng mới nguy hiểm hơn, Bộ Y tế yêu cầu phát hiện kịp thời thay đổi về dịch tễ học, độc lực của virus, sau đó thiết lập mạng lưới các phòng xét nghiệm ở Việt Nam có khả năng phát hiện biến chủng mới.

Việt Nam cũng sẽ điều chỉnh các biện pháp y tế và hành chính phù hợp, qua đó theo dõi hiệu quả của các biện pháp can thiệp với biến chủng mới.


Dịch Covid-19

Nghien cuu moi: Hieu qua chong Omicron cua Sputnik V cao hon Pfizer hinh anh

Nghiên cứu mới: Hiệu quả chống Omicron của Sputnik V cao hơn Pfizer

0

Nghiên cứu từ nhóm chuyên gia tại Italy và Nga cho thấy 100% người được tiêm hai liều vaccine Sputnik V có kháng thể vô hiệu hóa biến chủng Omicron.

Cach ve sinh do dung, xu ly rac thai khi co F0 dieu tri tai nha hinh anh

Cách vệ sinh đồ dùng, xử lý rác thải khi có F0 điều trị tại nhà

0

Số bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại nhà ở Hà Nội đang ngày càng tăng. Việc xử lý rác thải, đồ dùng cá nhân của F0 là điều rất quan trọng để tránh lây lan virus cho người khác.

Ha Noi ghi nhan 2.884 F0, khong co them ca tu vong hinh anh

Hà Nội ghi nhận 2.884 F0, không có thêm ca tử vong

0

Số lượng F0 ở Hà Nội vẫn tăng cao, trong khi đó, TP.HCM nhiều ngày liên tiếp ghi nhận dưới 300 ca bệnh.

Hai kich ban co the xay ra khi TP.HCM phat hien ca Omicron cong dong hinh anh

Hai kịch bản có thể xảy ra khi TP.HCM phát hiện ca Omicron cộng đồng

0

Các chuyên gia nhận định khi Omicron lây nhiễm trong cộng đồng ở TP.HCM, số ca nhiễm có thể tăng cao hơn nhưng tỷ lệ bệnh nặng và tử vong không nhiều.

Noi it co kha nang lay nhiem nCoV nhat hinh anh

Nơi ít có khả năng lây nhiễm nCoV nhất

0

Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy nCoV rất khó để hoạt động và lây truyền qua các bề mặt như tay nắm cửa, giường bệnh điều trị F0.

Cập nhật tình hình Covid-19 (từ 29/4/2021)

Xem chi tiết
Ca nhiễm
Hôm nay
Tỉnh Hôm nay Tổng số ca
Nguồn tin: zingnews.vn
Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp