Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-EU và dấu ấn của Malaysia

Thứ năm - 15/12/2022 10:28
Đại sứ EU tại Malaysia kỳ vọng hội nghị thượng đỉnh lần này không chỉ tạo cơ hội thúc đẩy quan hệ ASEAN-EU mà còn là bàn đạp cho quan hệ EU-Malaysia trở nên sâu sắc hơn, cụ thể hơn.   Báo Khánh Hòa điện tử, Cơ quan của Đảng Bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Đại sứ EU tại Malaysia kỳ vọng hội nghị thượng đỉnh lần này không chỉ tạo cơ hội thúc đẩy quan hệ ASEAN-EU mà còn là bàn đạp cho quan hệ EU-Malaysia trở nên sâu sắc hơn, cụ thể hơn.

Ông Michalis Rokas, Đại sứ EU tại Malaysia. (Nguồn: isis.org.my)
Ông Michalis Rokas, Đại sứ EU tại Malaysia. (Nguồn: isis.org.my)
Nhân kỷ niệm 45 năm ngày ASEAN và Liên minh châu Âu (EU) thiết lập quan hệ đối tác đối thoại, ông Michalis Rokas - Đại sứ EU tại Malaysia - đã chia sẻ bài viết cho báo giới, kỳ vọng hội nghị thượng đỉnh lần này không chỉ tạo cơ hội thúc đẩy quan hệ ASEAN-EU mà còn là bàn đạp cho quan hệ EU-Malaysia trở nên sâu sắc hơn, cụ thể hơn.
 
Bên lề Hội nghị thượng đỉnh, Bộ trưởng Ngoại giao Zambry Abd Kadir và Đại diện cấp cao của EU phụ trách về chính sách đối ngoại và an ninh, Josep Borrell, đã ký Thỏa thuận hợp tác và đối tác giữa Malaysia và EU.
 
Thỏa thuận bao gồm 60 điều khoản nhằm tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực bao gồm quan hệ chính trị, thương mại và đầu tư, năng lượng giao thông vận tải, nông nghiệp, tài chính, hàng hải và các lĩnh vực khác thông qua đối thoại và trao đổi thông tin.
 
Mặc dù đây là một cột mốc đáng hoan nghênh, củng cố mối quan hệ giữa Malaysia và EU, song ông bày tỏ tin tưởng rằng dấu ấn này sẽ là bước đệm cho sự hợp tác nhiều hơn nữa. ASEAN và EU đang kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ đối tác đối thoại.
 
Các nhà lãnh đạo ASEAN và EU đã gặp nhau tại thủ đô Brussels, Vương quốc Bỉ ngày 14/12 tham dự hội nghị thượng đỉnh hai khu vực lần đầu tiên mang tính lịch sử. Malaysia, một trong năm thành viên sáng lập của ASEAN, đã đóng một vai trò cơ bản trong quan hệ đối tác này.
 
Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm diễn ra tại thời điểm chưa từng có tiền lệ, khi cuộc xung đột và bất ổn địa chính trị làm chậm quá trình phục hồi sau đại dịch, đẩy thế giới vào cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng và có nguy cơ suy thoái toàn cầu.
 
Trong khi đó, tình trạng biến đổi khí hậu tiếp tục là mối đe dọa đối với hành tinh và nhân loại. Trong một thế giới toàn cầu hóa, mối đe dọa ở một khu vực có nghĩa là mối đe dọa đối với toàn thế giới, lấy ví dụ như cuộc xung đột Nga-Ukraine.
 
Đối mặt với những gián đoạn và lo lắng chiến lược này, ASEAN và EU càng cần phải thiết lập các mối quan hệ bền chặt hơn và thúc đẩy đối thoại chiến lược ASEAN-EU.
 
Những người đứng đầu nhà nước và chính phủ từ các quốc gia thành viên ASEAN và EU đã tập trung tại Brussels để chúc mừng những thành tựu và nghĩ về những gì hai khu vực có thể làm cùng nhau để giải quyết những thách thức và vấn đề này.
 
Tuần trước, cùng với Viện Á-Âu của Đại học Malaya, EU đã đồng tổ chức hội thảo quốc tế ASEAN-EU kéo dài hai ngày tại Kuala Lumpur. Với chủ đề “EU-ASEAN tuổi 45: Từ Đối tác Đối thoại đến Đối tác Chiến lược,” hội thảo quy tụ các học giả, nhà ngoại giao và chuyên gia để đưa ra các khuyến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ ASEAN-EU.
 
Một trong những bài học quan trọng được đưa ra trong hội thảo là trong thời kỳ biến động địa chính trị, việc kinh doanh như bình thường sau khi có kế hoạch chi tiết là không đủ. Hai bên cần suy nghĩ sáng tạo để tìm cách vượt qua mối quan hệ đối tác hai khu vực và làm cho phù hợp hơn với những nỗ lực chung nhằm thúc đẩy một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
 
Quan hệ đối thoại song phương giữa ASEAN và EU bắt đầu từ năm 1977. Kể từ đó, cả hai khối đã tương tác với nhau về các vấn đề kinh tế, thương mại, chính trị và văn hóa. Quan hệ đối tác và hợp tác ASEAN-EU dựa trên niềm tin chung về một trật tự quốc tế bao trùm, dựa trên luật lệ và chủ nghĩa đa phương bền vững.
 
Năm 2020, ASEAN và EU đã mở ra một chương mới trong mối quan hệ của họ bằng cách nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược. Mặc dù là hai khối khu vực khác nhau về lịch sử và văn hóa, nhưng để ASEAN và EU hình thành mối quan hệ đối tác và tình hữu nghị như vậy là kết quả của nhiều thập kỷ nỗ lực, hiểu biết lẫn nhau và có chung tham vọng hòa bình, an ninh cùng với hợp tác kinh tế.
 
Trong những năm gần đây, EU đã áp dụng các công cụ mới quan trọng. Chiến lược hợp tác của EU ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Cửa ngõ toàn cầu và La bàn chiến lược cho thấy EU không chỉ sẵn sàng thích nghi với thực tế địa chính trị mới mà còn thực hiện điều đó trên tinh thần bao trùm và hợp tác./.
 
Theo TTXVN
Nguồn tin: baokhanhhoa.vn
Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp