Tỷ phú làng chài đi làm thuê, ở trọ chính ngôi nhà của mình

Thứ năm - 07/04/2022 21:17
Sau khi vay vốn hàng tỷ đồng để đóng tàu theo Nghị định 67, nhiều ngư dân ra khơi liên tục thua lỗ, bị ngân hàng siết nợ mất nhà cửa.
Tỷ phú làng chài đi làm thuê, ở trọ chính ngôi nhà của mình

Tháng 4, thời gian cao điểm đánh bắt thủy sản nhưng hàng loạt tàu thép được đóng theo Nghị định 67 của Chính phủ vẫn nằm bất động, gỉ sét ở các cảng biển miền Trung.

Sau thời gian dài nằm bờ, nhiều tàu thép sơn xanh, đỏ đã chuyển sang màu ố vàng. Thân vỏ, cabin, sàn tàu... hoen gỉ bong tróc ra từng mảng lớn.

ty phu lang chai di lam thue anh 1

Ông Lê Văn Thãi (ngụ huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) lâm cảnh khốn cùng vì tàu thép liên tục gặp sự cố, nợ nần chồng chất. Ảnh: Minh Hoàng.

Chưa kịp mừng vui vì sở hữu tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67, nhiều ngư dân Bình Định ra khơi liên tục gặp sự cố phải đưa phương tiện về nằm bờ ở Cảng Tam Quan (thị xã Hoài Nhơn) và Đề Gi (huyện Phù Cát).

Ông Lê Văn Thãi (ngụ huyện Phù Cát), chủ tàu BĐ 99016-TS (Lê Gia 01) than vãn gia đình bán tàu vỏ gỗ, vay mượn thêm ngân hàng hơn 17,7 tỷ đồng hợp đồng với Công ty TNHH một thành viên Nam Triệu (Hải Phòng) đóng mới tàu vỏ thép trị giá gần 19 tỷ đồng.

Tháng 9/2016, Công ty này bàn giao tàu vỏ thép cho ông Thãi đưa về đánh bắt thủy sản. Từ ngày nhận tàu về, chủ tàu này cùng nhóm ngư dân ra biển đánh bắt thủy sản liên tục gặp sự cố, thua lỗ hơn 400 triệu đồng.

"Tàu ra khơi vài chuyến thì hầm đá bị hở, hư máy đèn đến hệ thống bơm nước trục trặc rồi máy chính cũng hỏng phải đưa về nằm bờ. Tàu nằm bờ, vốn vay ngân hàng phát sinh lãi lớn, giờ phải đi làm thuê khắp nơi để kiếm sống", chủ tàu Lê Gia 01 bức xúc nói.

Trong khi đó, ông Trần Văn Hạo và Trương Hoài Khánh (ngụ TP Quy Nhơn) đóng tàu thép theo Nghị định 67 cũng bán hết gia sản vẫn chưa trả hết khoản nợ cho ngân hàng. Nhóm xã hội đen liên tục đến nhà đe dọa đòi nợ, ông Hạo đành đưa vợ con rời quê vào các tỉnh phía Nam mưu sinh để lại tàu thép cho ngân hàng phát mãi, tự bán thanh lý.

ty phu lang chai di lam thue anh 2

Sàn tàu thép gỉ sét, bong tróc từng mảng lớn. Ảnh: Minh Hoàng.

Tương tự, hơn 40 năm bám biển, từng là tỷ phú làng chài, ông Mai Thành Phúc (ngụ TP Nha Trang, Khánh Hòa) không ngờ có ngày gia đình mình lại lâm cảnh khốn cùng vì đóng tàu theo Nghị định 67 như vậy.

Giữa trưa ngày gió lạnh, ông Phúc đưa phóng viên Zing đến Cảng Hòn Rớ (TP Nha Trang), nơi con tàu đang bị ngân hàng kê biên, chờ bán thanh lý để thu hồi nợ. Giai đoạn 2015-2016, ông vay vốn ngân hàng theo chính sách hỗ trợ Nghị định 67 để đóng mới tàu composite trị giá 4,4 tỷ đồng.

Năm đầu tiên, ông cùng nhóm ngư dân ra khơi đánh bắt thủy sản trả được gốc và lãi hơn 400 triệu đồng. Sang năm thứ hai, thứ ba ra khơi đối mặt với nhiều khó khăn, rồi dịch Covid-19 ập đến khiến cuộc sống của ông lâm cảnh bế tắc.

"Khi nghe ngân hàng khởi kiện ra tòa, đòi bán thanh lý con tàu để thu hồi nợ, tôi hoàn toàn suy sụp. Cả đời tích góp, dành dụm xây được ngôi nhà khang trang giờ cũng đã bán để trả nợ, quá xót xa”, ông Phúc buồn bã nói.

Suốt ba năm qua, từ một chủ tàu làm ăn khá giả nhất làng chài, ông Thanh phải đi làm thuê cho các tàu vỏ gỗ khác với thu nhập bấp bênh. Sau 8 năm vay vốn đóng tàu vỏ thép, đến nay gia đình ngư dân này đang nợ ngân hàng hơn 17 tỷ đồng (tiền vay ban đầu và tiền lãi).

ty phu lang chai di lam thue anh 3

Ông Mai Thành Phúc trải lòng về hoàn cảnh gia đình bi đát khi đóng tàu mới theo Nghị định 67. Ảnh: An Bình.

"Không có tiền trả nên ngân hàng khởi kiện. Cuối năm 2020, cơ quan chức năng thi hành án định giá, thanh lý tàu thép chỉ còn 1,65 tỷ đồng. Riêng ngôi nhà của gia đình tôi cũng bị ngân hàng siết nợ. Hiện, gia đình phải thuê lại căn nhà để ở trọ với giá 3,5 triệu đồng mỗi tháng", ông Thanh nói.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định, thông tin 60 chủ tàu thép ở địa phương đang nợ các ngân hàng thương mại 854 tỷ đồng. Trong đó, có 57 chủ tàu nợ quá hạn với số tiền trên 436 tỷ đồng (nợ tiền gốc 220 tỷ đồng, lãi 215 tỷ đồng). Hiện có 39 chủ tàu bị ngân hàng khởi kiện.

Tại Quảng Ngãi, 62 chủ tàu vay vốn đóng theo Nghị định 67, trong đó có 11 tàu vỏ thép hoạt động không hiệu quả.

Tháng 7/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân vay vốn đóng tàu công suất lớn, vươn khơi bám biển khai thác thủy sản. Thời hạn cho vay vốn là 11 năm, lãi suất 7%/năm (chủ tàu trả 1%, Nhà nước hỗ trợ 6%), thời gian ân hạn gốc 1 năm và miễn lãi năm đầu tiên.

Tuy nhiên sau 8 năm đóng tàu theo Nghị định 67 để ra khơi, đến nay nhiều ngư dân "ôm nợ" chồng chất, thậm chí mất nhà cửa.

Chủ tàu thép bị ngân hàng kiện đòi nợ hơn 22,5 tỷ đồng

Liên tục đánh bắt thủy sản thua lỗ, vợ chồng ngư dân Phạm Minh Vương bị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam khởi kiện ra tòa yêu cầu trả nợ hơn 22,5 tỷ đồng.

Cập nhật tình hình Covid-19 (từ 29/4/2021)

Xem chi tiết
Ca nhiễm
Hôm nay
Tỉnh Hôm nay Tổng số ca
Nguồn tin: zingnews.vn
Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp