Lịch sử văn học Việt Nam xuất hiện nhiều tuyển tập bề thế và công phu, nhưng phần lớn đều dành cho độc giả trưởng thành. Mảng văn học thiếu nhi ít có những tuyển chọn đánh dấu cả quá trình vận động và phát triển. Mong muốn tập hợp, đánh giá lịch sử văn học thiếu nhi Việt Nam, NXB Kim Đồng đã cho ra mắt tuyển tập "65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi" và "65 bài thơ hay dành cho thiếu nhi". Báo Khánh Hòa điện tử, Cơ quan của Đảng Bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Lịch sử văn học Việt Nam xuất hiện nhiều tuyển tập bề thế và công phu, nhưng phần lớn đều dành cho độc giả trưởng thành. Mảng văn học thiếu nhi ít có những tuyển chọn đánh dấu cả quá trình vận động và phát triển. Mong muốn tập hợp, đánh giá lịch sử văn học thiếu nhi Việt Nam, NXB Kim Đồng đã cho ra mắt tuyển tập “65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi” và “65 bài thơ hay dành cho thiếu nhi”.
Chia sẻ về tiêu chí lựa chọn tác phẩm cho tuyển tập truyện ngắn, nhà văn Trần Đức Tiến cho biết, các tác phẩm được lựa chọn là truyện được viết trước hết hướng đến đối tượng bạn đọc thiếu nhi, trong suốt thời kỳ từ trước năm 1945 tới nay; căn cứ vào chất lượng tác phẩm; ưu tiên chọn tác phẩm của những tác giả dành nhiều tâm huyết, công sức cho văn học thiếu nhi, có thành tựu nhất định, đặc biệt là những tác giả mới và trẻ.
65 tác giả truyện ngắn là 65 gương mặt quen thuộc nhiều thế hệ, từ những người đặt viên gạch đầu tiên cho nền văn học thiếu nhi nước nhà như Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Võ Quảng, Phạm Hổ, Vũ Tú Nam..., các tác giả có nhiều trang viết gắn bó với độc giả nhỏ tuổi như Phong Thu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Quang Thiều, Lê Phương Liên, Lưu Thị Lương..., cho đến những cây bút sinh trưởng trong thiên niên kỷ mới như Nguyễn Thị Kim Hòa, Cao Nguyệt Nguyên, Lê Quang Trạng...
Đề tài truyện ngắn trong tuyển tập thật phong phú, đa dạng. Đó là những câu chuyện về gia đình, nhà trường, bạn bè như “Ngày công đầu tiên của cu Tý”, “Cây bánh tét của người cô”, “Tớ giống ông tớ”, “Vầng trăng của bà”, “Ngày của ngoại”... Có không ít trang viết về trẻ em mồ côi, bệnh tật, gia đình nghèo khó như “Áo em cài hoa trắng”, “Bà nội”, “Hai con diều bay thấp”, “Thầy lang hai mặt”, “Mùa đông ở xóm chân cầu”... Đó còn là truyện về loài vật, về thiên nhiên như “Võ sĩ bọ ngựa”, “Những chiếc áo ấm”, “Cô bé Ốc Sên”, “Chú gà trống mộng du”, “Nghé con không muốn lớn”, “Con chuột Láu”, “Quán Búp Bê”... với những bài học giáo dục được gửi gắm một cách nhẹ nhàng qua những tình tiết ly kỳ, đối thoại dí dỏm. Có không ít kiểu truyện cổ viết lại, giả cổ tích, giả ngụ ngôn, giả lịch sử giúp trẻ hứng thú gặp lại những câu chuyện thân thuộc dưới một hình hài mới như “Con cóc là cậu ông Giời”, “Ông Cản Ngũ”, “Cậu bé xấu xí”, “Con mèo và chú bé lười”...
“Cảm thông, trân trọng, sẻ chia, đó là điều mà ta luôn thấy trong truyện ngắn cho thiếu nhi mà tuyển tập này không là ngoại lệ. Đánh thức khát vọng, thắp sáng niềm tin trẻ thơ, nhà văn đã góp phần tạo ra môi trường thuận lợi để trẻ tiếp thu đạo đức bằng cách giữ cho tâm hồn các em luôn biết nhạy cảm với những xao động tinh vi nhất của cuộc đời, của số phận đồng loại”, PGS.TS Bùi Thanh Truyền nhận xét. Theo ông, thành công của tuyển tập không chỉ ở sự đánh giá và tổng kết, mà quan trọng hơn là sự khơi mở, mời gọi đồng hành, tiếp nối cho những tuyển tập quy mô, bề thế hơn trong tương lai.
Cùng ra đời với tuyển tập “65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi” phong phú về tác giả, đa dạng về đề tài là “65 bài thơ hay dành cho thiếu nhi” do nhà thơ Cao Xuân Sơn tuyển chọn với hy vọng mang đến cho bạn yêu thơ sự thích thú và bất ngờ nho nhỏ.
Theo Hà Nội Mới
Nguồn tin: baokhanhhoa.vn
Tags: Viet Nam,
giao duc,
xa hoi,
kinh te,
the thao,
phap luat,
Báo Khánh Hòa điện tử,
bao Khanh Hoa,
bao Khanh Hoa dien tu,
the gioi,
van hoa,
khoa hoc,
cong nghe,
vien thong,
bong da,
giai tri,
suc khoe,
xe may,
nha dat,
o to,
tong hop tin tuc,
bao moi,
dien dan,
ban doc,
truc tuyen,
vckm,
cms,
vsolutions